Nhà sàn Nam Dương
Nhà sàn Nam Dương
Đăng ngày 08:00
Một bộ tộc người ở Nam Dương vẫn duy trì kiểu nhà sàn giống hệt với những hình vẽ trên trống đồng Đông Sơn của Việt Nam.
Những hình khắc trên nhiều chiếc trống đồng Đông Sơn của Việt Nam thể hiện hình ảnh của một loại nhà sàn có mái cong vút lên như hai đầu mũi thuyền. Hai đầu nhà có hai cột chống và ở giữa có kê thang để lên sàn. Các dữ liệu lịch sử về kiểu nhà sàn này ở Việt Nam hầu như không có.
Tuy vậy, một bộ tộc người ở Indonesia vẫn duy trì kiểu nhà sàn giống hệt với những hình vẽ trên trống đồng Đông Sơn. Đó là bộ tộc người Toraja sống trên đảo Sulawesi của Indonesia.
Những chiếc nhà sàn hình thuyền của họ được gọi là tongkonan.
Tongkonan có vật liệu chính là gỗ, tre, nứa, ghép vào nhau mà không cần đóng đinh. Phần thân nhà được dựng trên các cột gỗ giống như nhà sàn của dân tộc thiểu số Việt Nam.
Điểm nổi bật của công trình này là hai đầu mái nhà kéo dài và cong lên, khiến ngôi nhà trông như một con thuyền.
Theo một truyền thuyết, tổ tiên người Toraja đến đảo Sulawesi từ miền Bắc bằng thuyền gỗ. Do gặp bão lớn, họ dừng chân ở vùng đất này và lấy con thuyền làm mái nhà trú ẩn. Đó là nguồn gốc của những ngôi nhà tongkonan.
Tongkonan được xây dựng với ý nghĩa như một ngôi nhà của dòng họ, tổ tiên, là nơi diễn ra các nghi lễ, hội họp của người trong họ chứ không phải nơi ở. Người Toraja sinh sống trong những ngôi đơn giản hơn gọi là banua, nằm không xa tongkonan.
Mặt Tây của Tongkonan là nơi chôn nhau những đứa trẻ sơ sinh của dòng họ.
Tongkonan được coi là tài sản thiêng liêng của dòng họ. Mọi người trong họ đều phải tham gia việc dựng nhà.
Tongkonan được chia ra các đẳng cấp khác nhau, phụ thuộc vào địa vị của dòng họ. Các dòng họ quý tộc sẽ có tongkonan bề thế, trong khi tongkonan của dòng họ bình dân sẽ khiêm nhường hơn.
Mặt ngoài tongkonan được trang trí họa tiết rất cầu kỳ với 4 màu trắng, đen, vàng, đỏ. Những họa tiết và màu sắc này mang những sắc thái tâm linh riêng của người Toraja.
Quy mô và các họa tiết trang trí trên tongkonan được quy ước tương ứng với sự phân biệt đẳng cấp giữa các dòng họ.
Những chiếc đầu trâu là vật trang trí không thể thiếu của các tongkonan. Việc treo đầu trâu vừa thể hiện sự phú quý, vừa để ngăn ma quỷ vào nhà.
Vốn sinh sống bằng nghề trồng lúa, người Toraja coi trâu là linh vật, cũng là tài sản quý giá nhất trong gia đình.
Tongkonan của những dòng họ quyền thế sẽ treo rất nhiều cặp sừng sâu phía ngoài. Đó là những cặp sừng để lại từ nghi lễ giết trâu trong đám tang của người Toraja.
Con trâu được coi là phương tiện tiễn đưa người chết về cõi bên kia, người càng có thể lực, số trâu bị giết trong đám tang càng nhiều.
Những mô hình thu nhỏ của tongkonan cũng được đặt tại nghĩa trang của người Toraja theo văn hóa truyền thống của bộ tộc này. Quan tài của người Toraja được táng trong những huyệt mộ khoét sâu vào đá.
Nền văn hóa độc đáo cùng sự cuốn hút của những chiếc nhà sàn hình thuyền tongkonan đã khiến vùng đất của người Toraja trở thành một điểm đến thu hút khách du lịch quốc tế.
Tuy vậy, sự hội nhập với thế giới cũng khiến nhiều ngôi nhà tongkonan bị biến dạng so với truyền thống. Nhiều tongkonan sử dụng mái tôn thay cho vật liệu thiên nhiên.
Nhiều tongkonan khác đã bị bê tông hóa và không còn giữ được kết cấu nhà sàn nguyên bản.
Hậu duệ của Hai Bà Trưng đang sống ở Indonesia?
Có một sắc dân tại Indonesia chính là hậu duệ của các nghĩa quân Hai Bà Trưng.
Theo giả thuyết nhà nghiên cứu độc lập Trương Thái Du đưa ra, sau thất bại của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, vào cuối năm 43 một bộ phận người Việt đã lên thuyền ra khơi và dạt vào Eo biển Malacca nhờ gió mùa Đông Bắc. Tiếp đó, họ định cư tại khu vực phía Tây đảo Sumatra và trở thành dân tộc Minangkabau ngày nay. Ảnh: Cô dâu và chú rể người Minangkabau trong đám cưới.
Chúng ta không thể biết được, bởi vì giặc giã đã huỷ diệt tất cả. May thay, có một sắc dân tại Indonesia chính là hậu duệ của các nghĩa quân Hai Bà Trưng.
Theo các nhà sử học, mùa Xuân năm 43, một số tướng lĩnh của Hai Bà Trưng cùng những người không chịu khuất phục giặc phương Bắc, đã chạy về phương Nam và cuối năm đó họ tiếp tục lên thuyền ra biển.Những đợt gió mùa Đông Bắc đã đẩy thuyền của họ dạt vào Eo biển Malacca. Tiếp đó, họ định cư tại khu vực phía Tây đảo Sumatra (Indonesia) và trở thành dân tộc Minangkabau ngày nay.
Các nhà nghiên cứu lịch sử Việt Nam và Indonesia cho rằng người Minangkabau có nguồn gốc từ người Việt và hiện chiếm tới 80% trong tổng số 4,5 triệu dân của tỉnh Tây Sumatra.
Phát hiện hậu duệ Hai Bà Trưng ở Indonesia?
Theo các nhà khoa học, hậu duệ của Hai Bà Trưng hiện nay là tộc người Minangkabau, đang sống ở Tây đảo Sumatra. Những ngôi nhà có mái cong vút hình chim Lạc và họ của họ là Turun Nyi, hơi giống hai tên Trưng Trắc, Trưng Nhị.
Dân tộc này hiện còn duy trì chế độ mẫu hệ, trong gia đình, phụ nữ nắm quyền kinh tế. Trong mỗi dòng họ của người Minangkabau, người phụ nữ giữ quyền thừa kế được gọi là Turun Cicik, những người em gái trong hàng thừa kế thứ hai gọi là Turun Nyi. Những âm này, sau giai đoạn dài của lịch sử, đọc lên vẫn thấy hơi giống âm gợi hai tên Trưng Trắc, Trưng Nhị.
Người Minangkabau có tục lệ mời khách ăn trầu và những ngôi nhà truyền thống của họ đều có mái cong như hình chiếc sừng trâu, gợi hình ảnh những mái đình, chùa ở Việt Nam: Hai đầu mái nhà cong và cao vút lên, y hệt hoạ tiết trên trống đồng Đông Sơn (có vẽ 1 căn nhà, bên trong có 2 người, dưới sàn có 1 con , nóc nhà có 2 con chim, hai bên mái cũng vút cong lên).
Theo TS. Nguyễn Văn Vịnh/Đất Việt
Nếu bạn quan tâm về Thiết kế và Xây dựng hoặc Trang trí nội thất, ngoại cảnh,... Hãy email ngay cho chúng tôi: tkegiadinh@gmail.com để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất nhé!
Xem thêm: